Học vần là phần có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần quan học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học tốt phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: Chữ viết ghi âm Tiếng Việt. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt môn Tiếng Việt, các môn khác và học lên các lớp trên.

Phần Học Vần đóng vai trò then chốt và nền tảng cho các phân môn khác của Tiếng Việt và kể cả các môn học khác. Nhiệm vụ của phần Học Vần là cung cấp cho học sinh kiến thức về ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và văn học. Về kĩ năng, Học Vần rèn cho HS các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.

Thông qua môn học, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực đặc thù của môn học gồm: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ. Ngoài ra, học sinh cũng cần được phát huy các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề, năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Thanh Hà đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học phần học vần đối với học sinh lớp 1.

Với tinh thần như vậy, ngày 13/11/2020, Tổ Chuyên môn 1 + 2 + 3 Trường Tiểu học Thanh Hà đã tổ chức chuyên đề "Dạy học môn Tiếng Việt 1 - Phần vần" do cô giáo Nguyễn Thị Bảy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 thể hiện.

Cô giáo Nguyễn Thị Bảy thực hiện tiết dạy chuyên đề

Học sinh được trải qua các phần: Khởi động, Hình thành tri thức, luyện tập, ứng dụng, mở rộng.

Sau khi thực hiện xong tiết dạy, giáo viên của nhà trường và đặc biệt là giáo viên trong tổ chuyên môn 1 + 2 + 3 đã thống nhất quy trình dạy Phần vần (tiết 1) như sau:

Dạy vần

a) Nhận diện vần - Đánh vần

HS phân tích vần - đánh vần - đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).

HS ghép vần - ghép tiếng - HS đọc tiếng vừa ghép.

GV viết bảng.

GV yêu cầu HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).

GV treo tranh (hoặc quan sát màn hình) giới thiệu từ khoá.

HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).

HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược)

GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.

* GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.

HS so sánh hai vần vừa mới học.

b) Hướng dẫn viết

GV viết mẫu. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.

HS viết vào bảng con vần và từ khoá.

GV nhận xét, sửa cho HS.

c) Đọc từ ngữ ứng dụng

GV ghi hoặc gắn các từ ứng dụng lên bảng.

GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.

GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần vừa học.

GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu:

HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, cả lớp).

GV nhận xét, chỉnh sửa.

Tổ Chuyên môn 1 + 2 + 3 và chuyên môn nhà trường thống nhất quy trình dạy như trên và áp dụng vào thực tế giảng dạy trong những tiết học vần tiếp theo của chương trình lớp 1.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TIẾT CHUYÊN ĐỀ

Học sinh ghép vần

Học sinh ghép tiếng

Học sinh ghép tiếng

Học sinh viết từ ứng dụng

Bài và ảnh: Trịnh Thị Thực - Giáo viên Trường Tiểu học Thanh Hà

Nội dung khác

THÔNG BÁO

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0975959698

EMAI : c1.lat.thh@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 30
Hôm qua : 55
Tất cả : 14313